Khi tuyến metro số 1 được xây dựng vào năm 2012, TP.HCM đã chứng kiến hàng loạt công trình xây dựng dọc theo tuyến đường, giá trị bất động sản xung quanh vượt ngưỡng mức tăng trung bình của thị trường. Và điều này không phải không có lý do!!

LUMIÈRE riverside với vị trí đắc địa tại Thảo Điền ngay cạnh tuyến Metro số 1 (ảnh phối cảnh)

Metro – yếu tố phải có của một đô thị phát triển

Nhìn chung, giá trị của đất đô thị thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là vị trí, liên quan đến tiện ích ngoại khu và khả năng tiếp cận. Các khu vực có khả năng tiếp cận thuận lợi thường được định giá cao hơn và ngược lại. Điều này đã phần nào lý giải cho cơn sốt đất xung quanh tuyến metro tại TP.HCM trong vài năm trở lại đây.

Do khuyến khích dân chúng dùng phương tiện giao thông công cộng ở các thành phố lớn, đông người nên chính phủ nhiều nước cũng ưu tiên cho các dự án nhà ở dọc theo. Nhà đầu tư và khách hàng đều ưa chuộng nhà loại này nên sản phẩm luôn đắt hàng. Điển hình là tại các quốc gia châu Âu. Sau khi được đi vào hoạt động vào năm 1982, tuyến metro Helsinki (Phần Lan) với tổng chiều dài 21,2 km đã khiến giá căn hộ gần nhà ga tàu điện ngầm tăng 7,5%, và bất động sản cách nhà ga 500 – 750m, có nơi tăng đến 11%. Tại Pháp, giá bán bất động sản tại các dự án bên tuyến đường sắt Nantes cũng tăng lên từ 13 – 25% nhờ tập trung nhiều văn phòng, trung tâm thương mại lớn. Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đánh giá được tầm quan trọng của hệ thống tàu điện ngầm và phát triển thành công vào năm 1920.

Tại Đông Nam Á, các tuyến metro khi đi vào hoạt động đã đẩy nhu cầu bất động sản dọc các tuyến giao thông này lên cao ở mức 6,5 – 20,55% như tại Bangkok (Thái Lan) và giá trị bất động sản quanh khu vực này có mức chênh lệch lớn từ 1,6 triệu – 8,7 triệu đồng/m² như tại Manila (Philippines). Từ năm 2005, các căn hộ gần các ga hoặc tuyến Metro luôn đắt hơn nơi khác 15-20% và tăng giá khoảng 20% trong vòng 3-5 năm tại Singapore.

LUMIÈRE riverside với tiềm năng tăng giá từ tuyến Metro Sài Gòn

Biểu đồ biên độ giá đối với các dự án ở khu vực gần metro (Nguồn: CBRE)

Trong giai đoạn 2015-2020, khi tuyến Metro dần hình thành, giá bán căn hộ quanh trục giao thông này cao hơn 25-75% so với lúc mới tung ra thị trường. Theo báo cáo chuyên đề của CBRE Việt Nam về sự hình thành “Thành phố phía Đông”, thị trường nhà ở tại khu vực này sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng nguồn cung cũng như về giá trong thời gian tới. Nghiên cứu chỉ ra trong nửa thập niên trở lại đây, biến động giá bán căn hộ tại một số trục giao thông thuộc phía Đông TP.HCM có biên độ tăng lớn hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn thành phố.

Cụ thể, từ khi tuyến Metro số 1 bắt đầu xây dựng năm 2012, nhiều dự án căn hộ và trung tâm thương mại đã hình thành dọc theo tuyến giao thông này, đặc biệt là trên tuyến đường Xa lộ Hà Nội tại phường Thảo Điền, Bình An và An Phú thuộc quận 2. Trong giai đoạn 2015-2020, giá bán căn hộ cao cấp trên thị trường sơ cấp tại quận 2 tăng trung bình 7,3% mỗi năm, vượt ngưỡng mức tăng trung bình của toàn thị trường và vẫn còn nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai. Từ năm 2018, giá nhà trên thị trường thứ cấp đã tăng đáng kể khi tuyến Metro dần hoàn thiện, với mức giá chào bán lại cao hơn 25-75% so với giá bán khởi điểm ban đầu.

Đơn vị này dự báo, giai đoạn 2020-2025, tức 5 năm tới, nguồn cung chào bán mới tại Thành phố phía Đông sẽ khá dồi dào, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 11,5%, tương đương 15.000-16.000 căn hộ mới mỗi năm, vượt trội tốc độ tăng trưởng nguồn cung tại khu Nam (4,6%) và khu vực phía Tây thành phố (5,3%).

LUMIÈRE riverside – Ốc đảo xanh giữa Thảo Điền

Các công trình nổi bật nhất của Thành phố phía Đông có thể kể đến là tuyến Metro số 1 với tổng chiều dài 19,7 km bắt đầu từ trạm Bến Thành tại quận 1 đến trạm cuối Depot Long Bình, quận 9. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 chính là nguyên nhân khiến giá nhà trên thị trường thứ cấp tại khu vực này tăng mạnh, đặc biệt nhất là LUMIÈRE riverside, mới ra mắt cuối năm 2020 nhưng đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường.

Đơn vị này dự báo, giai đoạn 2020-2025, tức 5 năm tới, nguồn cung chào bán mới tại Thành phố phía Đông sẽ khá dồi dào, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 11,5%, tương đương 15.000-16.000 căn hộ mới mỗi năm, vượt trội tốc độ tăng trưởng nguồn cung tại khu Nam (4,6%) và khu vực phía Tây thành phố (5,3%).

Các công trình nổi bật nhất của Thành phố phía Đông có thể kể đến là tuyến Metro số 1 với tổng chiều dài 19,7 km bắt đầu từ trạm Bến Thành tại quận 1 đến trạm cuối Depot Long Bình, quận 9. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 chính là nguyên nhân khiến giá nhà trên thị trường thứ cấp tại khu vực này tăng mạnh, đặc biệt nhất là LUMIÈRE riverside, mới ra mắt cuối năm 2020 nhưng đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường.

LUMIÈRE riverside

Báo Thanh Niên 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *